USDA: Indonesia có thể nhập khẩu gần 2 triệu tấn gạo trong niên vụ 2011/12

Theo USDA, kim ngạch nhập khẩu gạo niên vụ 2011/12 của Indonesia sẽ tăng lên mức khoảng 1,95 triệu tấn, do tốc độ tăng tiêu dùng nhanh hơn tăng trưởng sản xuất và dự trữ gạo của Bulog phải được tăng cường để giữ lạm phát giá trong tầm kiểm soát.

Sản lượng gạo của Indonesia niên vụ 2011/12 dự đoán tăng khoảng 0,8% lên 36,3 triệu tấn, so với mức sản lượng 35,5 triệu tấn trong niên vụ trước, chủ yếu nhờ thời tiết thuận lợi, diện tích tăng và giảm thất thoát do vật hại. Năm 2012, diện tích trồng lúa của Indonesia ước đạt khoảng 12,1 triệu ha.

Tiêu dùng gạo niên vụ 2011/12 của Indonesia cũng ước tăng 1,4% lên 39,55 triệu tấn, từ mức 39 triệu tấn trong năm 2010/11, nghĩa là nước này sẽ thâm hụt cung – cầu gạo nội địa khoảng 3,2 triệu tấn. Tiêu dùng gạo của Indonesia dự đoán sẽ vượt mốc 40 triệu tấn trong năm 2012/13.

Theo USDA, nước này sẽ cần nhập khẩu khoảng 1,95 triệu tấn gạo trong năm 2012để kiểm soát giá gạo nội địa và duy trì dự trữ gạo tối thiểu 1,5 triệu tấn của Bulog, cơ quan thu mua gạo chính thức của Indonesia.

Dự trữ gạo của Bulog giảm mạnh kể từ khi phân phối khoảng 500 ngàn tấn gạo trong năm 2011 để kiểm soát lạm phát giá nội địa. Năm 2012, Bulog cũng đã phải tung ra 250 ngàn tấn với mục đích tương tự trong 3 tháng đầu năm. Bulog cũng cần phải dự trữ gạo để triển khai chương trình cho người nghèo (Raskin); theo đó, mục tiêu của cơ quan này là phân phối 3,15 triệu tấn gạo trong năm 2011/12. Tính đến tháng 4/2012, Bulog đã phân phối 900 ngàn tấn gạo theo chương trình này.

USDA ước tính dự trữ gạo cuối kỳ của Indonesia trong năm 2011/12 ở mức khoảng 4,9 triệu tấn, giảm xuống khoảng 3,3 triệu tấn trong năm 2012/13. USDA cũng nâng ước tính nhập khẩu gạo của Indonesia trong năm 2010/11 lên mức 3,1 triệu tấn, từ mức ước tính trước đó là 2,775 triệu tấn; trong đó, Bulog được ủy quyền nhập khẩu khoảng 1,9 triệu tấn.

Theo Oryza

IPC: Báo cáo thị trường hạt tiêu tháng 2/2012

Trong tháng 2/2012, chỉ số giá hạt tiêu IPC giảm 2,6 điểm đối với hạt tiêu đen và 2,5 điểm đối với hạt tiêu trắng.

Chỉ số giá hạt tiêu IPC (giá cơ sở: Trung bình 2006 – 2010)

Tháng

Hạt tiêu đen

Hạt tiêu trắng

T2/2012

221,96

218,72

T1/2012

224,56

221,21

T2/2011

166,24

168

Chỉ số giá tổng hợp hạt tiêu đen giảm nhẹ 1,2% xuống 6.397 USD/tấn, từ mức 6.472 USD/tấn trong tháng 1/2012; trong khi đó, chỉ số giá tổng hợp hạt tiêu trắng giảm 1,1% từ 9.428 USD/tấn trong tháng 1/2012 xuống 9.322 USD/tấn trong tháng 2/2012.

Chỉ số giá tổng hợp hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng (USD/tấn)

Tháng

Hạt tiêu đen

Hạt tiêu trắng

2010

2011

2012

2010

2011

2012

T1

2.973

4.794

6.472

4.432

7.117

9.428

T2

2.965

4.791

6.397

4.412

7.160

9.322

T3

2.894

4.770

4.265

7.230

T4

2.970

5.671

4.352

8.094

T5

3.072

5.866

4.449

8.336

T6

3.281

5.955

4.683

8.174

T7

3.829

6.021

5.432

8.276

T8

3.994

6.322

5.728

8.324

T9

4.016

7.436

5.767

9.568

T10

4.045

7.779

5.886

10.381

T11

4.485

7.142

6.713

10.124

T12

4.584

6.957

6.954

9.747

Giá hạt tiêu FOB trung bình tại Ấn Độ và Indonesia tăng trong suốt tháng 2/2011 nhưng giảm tại Brazil, Malaysia và Việt Nam – nhà sản xuất, xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, dẫn tới giảm chỉ số giá tổng hợp.

Thị trường hạt tiêu đen

Thị trường hạt tiêu đen tháng 2/2012 chứng kiến những diễn biến mới tại Việt Nam, nhà cung cấp chính cho thị trường, khi vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 2/2012. Trong suốt tháng này. Thị trường giao dịch sôi động trở lại, đặc biệt là tại Việt Nam sau kỳ nghỉ lễ năm mới.

Trong nửa đầu tháng 2/2012, thị trường khá trầm lắng, trong khi giao dịch ngày một tăng trong nửa sau của tháng và giá trên các thị trường nội địa cũng tăng ổn định. Sự tăng giá này chủ yếu do nhu cầu thế giới mạnh và nguồn cung trong thời điểm đó vẫn hạn chế, mặc dù mùa thu hoạch tại Ấn Độ và Việt Nam đã bắt đầu.

Tại Ấn Độ, sự cải thiện trên thị trường khá chậm chạp. Giao dịch chỉ tăng nhẹ và một lượng nhỏ hạt tiêu vụ mới bắt đầu xuất hiện trên thị trường địa phương. Sản lượng hạt tiêu Ấn Độ được dự đoán tiếp tục giảm. Xuất khẩu của Ấn Độ trong tháng 1/2012 đạt khoảng 2.800 tấn và tháng 2/2012 đạt khoảng 3.000 tấn. Trong nử đầu tháng 2, giá hạt tiêu đen Malabar giảm so với cuối tháng 1. Sau đó, trong nửa cuối tháng 2, giá tăng mạnh trở lại. Trung bình, giá hạt tiêu tại Ấn Độ tăng 10% và giá FOB tăng 3% trong tháng 2/2012.

Tại Việt Nam, thị trường chỉ sôi động trở lại sau kỳ nghỉ lễ Năm mới vào tháng 1/2012. Nhiều doanh nghiệp cho biết họ đã ký được những hợp đồng xuất khẩu. Tại các thị trường hạt tiêu nội địa, khuynh hướng giá tăng được củng cố. Giá hạt tiêu nội địa tại Việt Nam tăng từ 5.280 USD/tấn trong tuần đầu tháng 2/2012 lên 5.790 USD/tấn trong tuần thứ 4 của tháng. Giá FOB cũng tăng 600 USD/tấn, lên mức 6.750 USD/tấn vào cuối tháng 2/2012. Trung bình, giá hạt tiêu nội địa tại Việt Nam tăng 4% và giá FOB tăng 3%. Do thời tiết bất lợi và mưa kéo dài nên sản lượng hạt tiêu tại Việt Nam có thể thấp hơn dự đoán. Trong hai tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 12 ngàn tấn hạt tiêu, trị giá 82 triệu USD. Trong tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu, 80% là hạt tiêu đen và 20% là hạt tiêu trắng.

Tại Lampung, trong nửa đầu tháng 2, thị trường hạt tiêu trầm lắng và giá khá ổn định. Thị trường cải thiện nhẹ trong nửa sau của tháng, giá tăng cả trên thị trường nội địa và FOB. Trung bình, giá hạt tiêu nội địa tại Lampung tăng 3% và giá FOB tăng 2%. Trong tháng 1/2012, Indonesia đã xuất khẩu 1.137 tấn hạt tiêu đen, trị giá 7,6 triệu USD từ cảng Lampung. Tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu cộng với các cảng khác đạt khoảng 1.300 tấn hạt tiêu đen được xuất khẩu từ Indonesia trong tháng 1/2012. Kim ngạch xuất khẩu tháng 2/2012 ước giảm so với tháng 1 do nguồn dự trữ sẵn có vẫn ở mức rất thấp.

Giá hạt tiêu đen nội địa (USD/tấn)

Ngày

Brazil cổng trại

Malabar UG

Lampung cổng trại

Sarawak loại 1

Việt Nam 500 GL

Sri Lanka

6/1/2012

5.191

4.801

5.460

4.996

5.713

8.581

13/1/2012

5.284

5.785

5.174

5.056

5.410

8.421

20/1/2012

5.337

5.966

5.472

5.102

5.366

7.729

27/1/2012

5.714

6.113

5.449

5.184

5.247

7.385

Trung bình

5.382

5.666

5.389

5.084

5.434

8.029

3/2/2012

5.747

6.094

5.457

5.272

5.281

8.284

10/2/2012

5.839

6.064

5.459

5.318

5.502

8.469

17/2/2012

6.140

6.140

5.540

5.319

5.762

8.394

24/2/2012

6.324

6.539

5.841

5.479

5.970

8.687

Trung bình

6.013

6.209

5.575

5.347

5.629

8.458

Tại Sarawak, giá hạt tiêu nội địa trung bình tăng 5% nhưng giá FOB giảm 2%. Giá nội địa tăng dần theo từng tuần trong khi giá FOB vẫn ở mức 7.500 USD/tấn. Giá tăng nhẹ trong tuần cuối tháng 2/2012. Trong 2 tháng đầu năm 2012, Malaysia xuất khẩu khoảng 700 tấn hạt tiêu đen, chỉ bằng 50% so với lượng xuất khẩu cùng kỳ năm 2011.

Tại Brazil, giá hạt tiêu đen nội địa tăng trong suốt tháng 2/2012, giá FOB cũng tăng trong suốt nửa cuối tháng 2. Trung bình giá hạt tiêu nội địa tăng mạnh 12% trong khi giá FOB lại giảm 2%. Trong tháng 2/2012, Brazil xuất khẩu 1.679 tấn hạt tiêu đen, trị giá 11,8 triệu USD, giảm mạnh 40% so với mức 2.791 tấn, tương đương 13 triệu USD trong tháng 2/2011. Xuất khẩu hạt tiêu razil trong tháng 2/2012 cũng giảm 34% so với tháng 1/2012. Trong hai tháng đầu năm 2012, Brazil xuất khẩu tổng cộng 4.222 tấn hạt tiêu đen, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2011.

Trong khi đó, giá hạt tiêu đen nội địa Sri Lanka tăng trung bình 5% trong tháng 2/2012 so với tháng 1/2012.

Giá hạt tiêu đen FOB (USD/tấn)

Ngày

Brazil Asta

Malabar MG1

Lampung Asta

Sarawak Asta

Việt Nam 550 GL

6/1/2012

6.850

6.206

6.400

7.700

6.950

13/1/2012

6.820

6.063

6.300

7.700

6.650

20/1/2012

6.600

6.225

6.400

7.700

6.210

27/1/2012

6.400

6.317

6.400

7.500

6.100

Trung bình

6.668

6.203

6.375

7.650

6.478

3/2/2012

6.400

6.327

6.400

7.500

6.150

10/2/2012

6.400

6.238

6.400

7.500

6.150

17/2/2012

6.600

6.347

6.450

7.500

6.150

24/2/2012

6.800

6.734

6.740

7.580

6.750

Trung bình

6.550

6.411

6.498

7.520

6.300

Hạt tiêu trắng

Trong tháng 2/2012, giá hạt tiêu trắng nội địa tại Bangka và Việt Nam tăng. Giá FOB trung bình hạt tieu trắng Muntok tăng nhẹ trong khi giá hạt tiêu trắng trung bình từ Việt Nam giảm 2%. Trong tuần cuối tháng 2/2012, giá FOB hạt tiêu trắng Việt Nam tăng 250 USD/tấn lên 9.250 USD/tấn.

Trong 2 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu trắng của Indonesia ước đạt khoảng 1.500 tấn. Trong năm 2011, Indonesia đã xuất khẩu 11.100 tấn hạt tiêu trắng; trong đó, 40% được xuất từ cảng Bangka và phần còn lại được xuất từ cảng Jakarta và các cảng khác.

Giá hạt tiêu trắng nội địa (USD/tấn)

Ngày

Muntok cổng trại

Sarawak loại 1

Việt Nam 630 GL

Trung Quốc FAQ

6/1/2012

8.353

7.902

8.522

9.255

13/1/2012

8.261

7.893

8.438

9.255

20/1/2012

8.317

7.915

8.489

9.220

27/1/2012

8.340

8.053

8.466

9.220

Trung bình

8.318

7.941

8.479

9.238

3/2/2012

8.353

8.155

8.444

9.220

10/2/2012

8.356

6.603

8.684

9.220

17/2/2012

8.421

8.172

8.749

9.220

24/2/2012

8.558

8.284

8.793

9.220

Trung bình

8.422

7.804

8.667

9.220

Tại Malaysia, giá hạt tiêu trắng nội địa Sarawak cũng tăng. Tuy nhiên, giá FOB biến động nhẹ do đồng nội tệ nước này biến động so với đồng USD. Trung bình, giá hạt tiêu trắng nội địa Sarawak tính bằng USD giảm 2% trong khi giá FOB lại duy trì ở mức 10.200 USD/tấn. Tại Hải Nam, giá hạt tiêu trắng nội địa và FOB đề duy trì ổn định.

Giá hạt tiêu trắng FOB (USD/tấn)

Ngày

Muntok FAQ

Sarawak FAQ

Việt Nam 630 GL

Trung Quốc FAQ

6/1/2012

9.400

10.250

9.650

9.455

13/1/2012

9.200

10.250

9.250

9.455

20/1/2012

9.300

10.250

9.050

9.420

27/1/2012

9.300

10.250

9.050

9.420

Trung bình

9.300

10.250

9.250

9.438

3/2/2012

9.300

10.250

9.050

9.420

10/2/2012

9.300

10.200

9.050

9.420

17/2/2012

9.400

10.200

9.050

9.420

24/2/2012

9.600

10.200

9.250

9.420

Trung bình

9.400

10.213

9.100

9.420

Theo IPC

Philippines sản xuất gạo hybrid tại Campuchia?

Nhiều nhà quan sát cho rằng Philippines đang thuê ngoài sản xuất gạo hybrid tại Campuchia. Theo đó, Campuchia sẽ sớm nhận được hạt giống lúa hybrid từ Viện nghiên cứu gạo Philippines (PhilRice) để trồng đại trà. Trong khi đó, thư ký các vấn đề nông nghiệp của Philippines cho biết Campuchia sẽ cung ứng một phần nhu cầu gạo cho Philippines trong tương lai.

Ông cho biết thêm Campuchia sẵn sàng cung cấp gạo với mức giá tốt hơn so với chào hàng từ Thái Lan và Việt Nam. Giá gạo Campuchia 5% vỡ hiện chào bán ở mức khoảng 495 USD/tấn, cao hơn so với mức chào bán 430 USD/tấn gạo Việt 5% nhưng thấp hơn so với mức 550 USD/tấn gạo Thái 5%.

Các nguồn tin từ Bộ Nông nghiệp Phillipines cho biết Campuchia phụ thuộc vào các giống lúa truyền thống và không sử dụng phân bón tổng hợp. Cơ quan này cho biết việc đưa giống lúa hybrid từ PhilRice tới Campuchia sẽ giúp nước này tăng năng suất từ mức hiện là 2,5 tấn/ha lên mức năng suất của Philippines 3,74 tấn/ha. USDA ước tính năng suất lúa của Campuchia đạt 3,12 tấn/ha, không thấp hơn nhiều so với năng suất 3,74 tấn/ha của Philippines.

Theo Oryza

Nhập khẩu đường của Trung Quốc chậm lại

Giá đường tương lai giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 tháng có thể vẫn chưa dừng lại, do những dự báo cho thấy khả năng nhu cầu nhập khẩu đường của Trung Quốc chậm lại.

Theo Commonwealth Bank of Australia (CBA), giá đường tương lai vẫn duy trì ở mức cao hơn trung bình lịch sử, dù đã suy giảm đến 15% từ mức cao của một tháng trước đây. Tuy vậy, giá vẫn có thể tiếp tục giảm trước khi chạm xuống mức thấp. Giá đường giao tháng 5 trên thị trường New York đã giảm xuống mức 4,62 cents/pound trong tháng 2/2000, so với mức 22,05 cents/pound trong phiên giao dịch ngày 19/4 vừa qua.

Theo CBA, giá đường được dự báo giảm xuống dưới mức 18 cents/pound trong quý 3/2012 và quá trình giảm giá mạnh nhất sẽ diễn ra trong vòng 6 tháng tới.

Điều kiện sản xuất thuận lợi

Dự đoán trên phản ánh quan điểm lạc quan về vụ nghiền ép mía đường tại Brazil, nhà sản xuất – xuất khẩu đường hàng đầu thế giới, mặc dù được dự đoán không đạt mốc kỷ lục mới, nhưng sản lượng sẽ được cải thiện so với niên vụ trước, nhờ thời tiết thuận lợi hơn.

Unica, tổ chức chính thống của ngành mía đường Brazil, trong tuần trước công bố dự đoán sản lượng của khu vực Trung Nam Brazil sẽ tăng 5,8% lên mức 33,1 triệu tấn. Hơn nữa, sản lượng đường của Thái Lan, nhà xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới, có thể vượt mốc 11 triệu tấn trong niên vụ tới, cao hơn mốc sản lượng dự đoán 10,5 triệu tấn trong niên vụ 2011/12; đồng thời, sản lượng đường của Úc cũng được dự đoán phục hồi nhẹ.

Ngoài ra, sản lượng đường của Ấn Độ trong niên vụ 2011/12 cũng có thể vượt mốc 26 triệu tấn, theo Hiệp hội các nhà sản xuất đường Ấn Độ, nhờ các điều kiện sản xuất thuận lợi hơn, tính đến thời điểm này. Ấn Độ cho biết nước này có thể xuất khẩu thêm đường, ngoài hạn ngạch cho phép 3 triệu tấn trong niên vụ 2011/12, làm giá đường trên thị trường New York giảm 3%.

Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc giảm

Trong khi đó, nhập khẩu đường của Trung Quốc, theo CBA sẽ tăng trong dài hạn, sẽ giảm trong thời gian tới, từ mức kỷ lục 1,25 triệu tấn trong quý 4/2011, gấp ba lần so cùng kỳ năm 2010.

Tuy nhiên, USDA dự đoán trong niên vụ 2011/12, nhu cầu nhâp khẩu đường của Trung Quốc sẽ chỉ đạt 103 ngàn tấn/tháng trong thời gian còn lại của năm tài khóa, sẽ kết thúc vào tháng 9 tới. Mặc dù những dự đoán khác cho rằng Trung Quốc sẽ nhập khẩu gần 3 triệu tấn đường, nhưng cũng cho thấy mỗi tháng, nước này cũng sẽ chỉ nhập khẩu 217 ngàn tấn.

Triển vọng giá

Nguồn cung đường toàn cầu dự đoán tăng trong niên vụ 2012/13 – nhờ sản lượng tăng tại các nước xuất khẩu lớn gồm Brazil, Ấn Độ, Thái Lan và Úc – có thể tiếp tục gây áp lực lên giá đường toàn cầu trong 18 tháng tới, theo CBA. Theo dự đoán của CBA, giá đường sẽ đạt trung bình 17,5 cents/pound trong quý 3/2012, trước khi dao động trong khoảng 17,5 – 18 cents/pound trong suốt năm 2013.

Dự báo giá đường thô tương lai của CBA:

Quý

Giá dự báo

Q2/2012

20,7 cents/pound

Q3/2012

17,5 cents/pound

Q4/2012

17,8 cents/pound

Q1/2013

18 cents/pound

Q2/2013

17,5 cents/pound

Theo Agrimoney

Chính phủ Ấn Độ xem xét tăng giá thu mua lúa tối thiểu thêm 30 USD/tấn

Giá lúa Ấn Độ có thể tăng nếu chính phủ nước này chấp nhận đề xuất về việc nâng giá hỗ trợ tối thiểu (MSP) thêm khoảng 16% để giúp nông dân đối phó với tình trạng tăng chi phí sản xuất.

Chính phủ Ấn Độ đang xem xét dự thảo của Ủy ban Chi phí và Giá nông nghiệp (CACP), theo đó đề xuất rằng giá MSP cho lúa loại thường nên được tăng từ 1.080 Rs/tạ (tương đương 210 USD/tấn) lên 1.250 Rs/tạ (tương đương 240 USD/tấn). Chi phí sản xuất tại Ấn Độ tăng mạnh trong vài năm qua, một phần là do tăng giá dầu và giá phân bón, nhưng cũng do tăng giá lao động.

Tăng giá thu mua lúa từ nông dân đang rất được ủng hộ tại Ấn Độ. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể giảm nếu giá lúa tăng dẫn đến giá xuất khẩu tăng. Sản lượng gạo của Ấn Độ trong năm 2012 ước vượt mốc 100 triệu tấn. Nước này được dự đoán sẽ trở thành một trong top những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trong năm 2012, với tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7 triệu tấn. từ tháng 9/2011 đến 31/3/2012, Ấn Độ đã xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo non-basmati, chủ yếu nhờ giá chào bán rất cạnh tranh. Tăng giá lúa thu mua nội địa có thể đẩy giá gạo Ấn Độ xuất khẩu tăng cao, khiến những người mua chuyển hướng sang các nhà cung cấp khác như Pakistan và Việt Nam. Tăng giá MSC cũng gây khó khăn cho chính phủ Ấn Độ trong việc kiềm chế lạm phát.

Tuy nhiên, một số nhận định cho rằng nếu chính phủ Ấn Độ không tăng MSP thì nông dân Ấn Độ sẽ chuyển sang trồng các loại nông sản khác có MSP cao hơn lúa gạo. Các nguồn tin từ Ấn Độ cho biết CACP đề xuất tăng giá thu mua 25% đối với bông, 30% đối với đậu tương và các hạt có dầu, 25% đối với một số loại đậu lăng, và 40% đối với hạt kê. Nếu MSP tăng đối với các loại nông sản khác, mà không phải là lúa gạo thì diện tích trồng lúa có thể giảm, dẫn đến hạ dự báo sản lượng và cuối cùng vẫn có thể gây tăng giá.

Theo Oryza

Diễn biến giá trái chiều trên thị trường hạt tiêu Ấn Độ

Thị trường hạt tiêu tương lai Ấn Độ cho thấy những diễn biến giá trái chiều trong phiên giao dịch ngày 19/4, giá hạt tiêu giao tháng 4 giảm, trong khi các hợp đồng khác tăng giá. Thị trường sơ cấp vẫn chưa có nguồn hạt tiêu bổ sung mới và hoạt động giao dịch trên thị trường giao ngay cũng rất trầm lắng.

Bất ổn gia tăng trước quyết định gần đây của chính phủ cho biết có thể tạm thời đóng cửa thị trường giao dịch tương lai đối với một số loại hàng hóa, trong đó có hạt tiêu, khiến các nhà đầu tư hoang mang và tích cực thanh khoản hợp đồng.

Giá hạt tiêu giao tháng 4 trên thị trường NCDEX giảm 360 Rs, xuống mức 37.150 Rs/tạ. Giá hạt tiêu giao tháng 5 và 6, ngược lại, lần lượt tăng 100 Rs và 85 Rs, lên mức 38.350 Rs/tạ và 39.070 Rs/tạ. Giá hạt tiêu trên thị trường giao ngay duy trì ở mức 36.600 Rs/tạ đối với hạt tiêu chưa loại và 38.100 Rs/tạ đối với hạt tiêu MG1.

Tương đương giá hạt tiêu Ấn Độ trên thị trường thế giới ở mức 7.450 USD/tấn (c&f) tại thị trường châu Âu và 7.750 USD/tấn (c&f) tại thị trường Mỹ. Hạt tiêu Ấn Độ đang dần nâng cao cạnh tranh giá với các nhà cung cấp khác. Đồng Rupee yếu đi cũng hỗ trợ cạnh tranh của hạt tiêu Ấn Độ trên thị trường thế giới.

Trong tháng 3/2012, Ấn Độ đã nhập khẩu 1.848 tấn hạt tiêu và trở thành thị trường hạt tiêu lớn thứ ba về lượng, sau UAE và Singapore. Trong tháng 3/2012, đồng thời Việt Nam cũng thông báo đã xuất khẩu 18.999 tấn hạt tiêu.

Thị trường hạt tiêu quốc tế vẫn duy trì mức giá cao nói chung. Nông dân tại Việt Nam hiện đang giữ lại nguồn hạt tiêu đen và do đó, các nhà giao dịch nhận thấy khó có bất cứ đơn hàng nào với những người mua quốc tế do không thu mua được hạt tiêu từ nông dân. Tình trạng này đang khiến những người mua phải chấp nhận mức giá cao.

Giá chào bán từ Indonesia không biến động. Brazil tăng giá chào bán do đơn đặt hàng tăng. Giá hạt tiêu trắng từ Indonesia tăng nhưng không có chào bán.

Theo The Hindu Business Line

Philippines có thể xuất khẩu gạo basmati sang Trung Đông

Theo thư ký các vấn đề nông nghiệp của Philippines, nước này sẽ nỗ lực xuất khẩu một số loại gạo sang Trung Đông. Ông cho biết các nước Trung Đông đang bày tỏ sự quan tâm nhập khẩu gạo basmati từ Philippines. Ông cho biết thêm rằng Philippines đang gần đạt đến mục tiêu tự cung cấp đủ gạo cho nhu cầu nội địa, nếu nước này không chịu các trận bão như năm 2011.

Chính phủ Philippines và Quatar gần đây đã ký một số thỏa thuận để thúc đẩy thương mại và hợp tác đầu tư, tập trung vào nông nghiệp và thủy sản.

Theo Oryza

Sản lượng cà phê Ấn Độ giảm trong niên vụ 2012/13

Sản lượng cà phê Ấn Độ niên vun 2012/13 có thể giảm so với niên vụ trước, do tỷ lệ ra hoa thấp trên khắp các khu vực trồng cà phê chính tại phía Nam Ấn Độ tính từ tuần cuối tháng 3 đến nay.

Các khu vực tồng cà phê chính là Chikmagalur, Hassan và Kodagu, các quận thuộc bang Karnataka, chỉ có lượng mưa không đáng kể trong 2 – 3 tuần qua. Karnataka là khu vực sản xuất cà phê chủ yếu của Ấn Độ. Mưa là yếu tố rất quan trọng trong tháng 3 – 4 nhưng lượng mưa thấp hơn thông thường đang khiến vụ cà phê tại khu vực này đối mặt với rủi ro mới, theo Hiệp hội các nhà trồng trọt Karnataka (KPA).

Mặc dù vẫn còn quá sớm để kết luận sản lượng cà phê niên vụ 2012/13 của Ấn Độ, nhưng các chuyên gia dự đoán sản lượng có thể giảm 10% so với niên vụ trước. Trong niên vụ 2011/12, KPA ước tính sản lượng cà phê Ấn Độ đạt 295 ngàn tấn, thấp hơn 8% so với mức ước tính 322 ngàn tấn của Hội đồng Cà phê Ấn Độ. Sản lượng cà phê Arabica ước đạt 95 ngàn tấn và sản lượng cà phê Robusta ước đạt 200 ngàn tấn.

Tính từ 27/3 đến nay, khoảng 40 – 45% khu vực trồng cà phê tại Chikmagalur, Hassan và Kodagu không có mưa. 55% diện tích khác có lượng mưa tốt. Các chuyên gia lo ngại thiếu mưa trong suốt giai đoạn tháng 3 – 4 có thể gây thiệt hại cho mùa vụ Arabica; trong khi triển vọng sản lượng cà phê Robusta lại cao hơn so với niên vụ trước.

Đồng tình với các nhà trồng trọt tại Karnataka, Hội đồng cà phê Ấn Độ cho rằng khoảng 70 – 80% diện tích trồng cà phê Robusta tại Karnataka có hệ thống thủy lợi tốt nên lượng mưa thấp hơn lại không gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Trong khi đối với cà phê Arabica, các vườn cà phê vẫn có thể đợi những cơn mưa sắp tới và ra hoa muộn hơn so với thường lệ.

Theo Business Standard

Pakistan đặt mục tiêu xuất khẩu 4 triệu tấn gạo

Theo người đứng đầu Hiệp hội các nhà xuất gạo Pakistan (REAP) cho biết, kể từ tháng 7/2011 đến nay, Pakistan đã xuất khẩu khoảng 3,025 triệu tấn gạo – trong đó 2,3 triệu tấn gạo non-basmati và 725 ngàn tấn gạo basmati. Tính đến cuối năm tài khóa của Pakistan vào cuối tháng 6/2012, Pakistan đặt mục tiêu xuất khẩu 4 triệu tấn gạo.

Pakistan cũng đang đàm phán để xuất khẩu ổn định khoảng 200 ngàn tấn gạo hàng năm sang Malaysia, theo Padiberas Nasional Bhd (Bernas) của Malaysia cho biết. Theo các nhà chức trách Malaysia, Pakistan liên hệ thường xuyên với Bernas sau khi các nhà chức trách của hãng này thăm Pakistan.

REAP đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ, triển khai và thúc đẩy hoạt động kinh doanh gạo toàn cầu của Pakistan và đang khuyến khích các công ty Pakistan xuất khẩu gạo sang Malaysia. REAP cho rằng Pakistan có thể xuất khẩu khoảng 200 ngàn tấn gạo sang Malaysia hàng năm, tương đương khoảng 20% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo hàng năm của thị trường này. Malaysia đã đàm phán các hợp đồng nhập khẩu gạo với tổng lượng khoảng 800 ngàn tấn từ các nhà cung cấp khác trong vòng 5 năm twosi.

Xuất khẩu gạo từ Pakistan sang Malaysia đã tăng gấp 3 lần từ 43 ngàn tấn trong năm 2009 lên 123 ngàn tấn trong năm 2010. Năm 2011, Pakistan đã xuất khẩu khoảng 148 ngàn tấn sang Malaysia, tăng khoảng 20% so với năm 2010.

Theo Oryza

Việt Nam bành trướng trên thị trường xuất khẩu hạt tiêu thế giới

Việt Nam, nhà sản xuất – xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới, có kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu gấp đến 5 lần so với Ấn Độ, nhà xuất khẩu hạt tiêu đứng thứ 2 thế giới.

Trong quý 1/2012 (tương ứng quý 4 trong lịch năm tài khóa Ấn Độ), kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam tương đương với tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm của Ấn Độ, theo dữ liệu mới công bố của Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam (VPA). Trong năm tài khóa 2012 theo lịch Ấn Độ, Việt Nam đã xuất khẩu 121.935 tấn hạt tiêu; trong khi Ấn Độ chỉ xuất khẩu 25.500 tấn. Doanh thu từ xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam lớn gấp 3 lần doanh thu xuất khẩu hạt tiêu của Ấn Độ.

Theo chủ tịch VPA, Việt Nam hiện chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu toàn cầu. Theo ông, thành công này đến từ quá trình phát triển bền vững và tập trung vào chất lượng của ngành hạt tiêu Việt Nam.

Trong quý 1/2012, Việt Nam đã xuất khẩu 31.063 tấn, thu về 211,6 triệu USD; tăng 5.935 tấn, tương đương 23,6%, và 71,8% về giá trị so với quý 1/2011. Các thị trường chính của Việt Nam là Mỹ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đức, Singapore, Tây Á và Ấn Độ. Đức ghi nhận tăng trưởng âm kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu từ

Việt Nam của Mỹ là 837 tấn và từ Đức là 310 tấn. Trong khi đó, xuất khẩu sang hầu hết các nước Tây Á tăng, đạt tổng 2.063 tấn, Tây Ban Nha nhập khẩu 1.628 tấn, theo sau là Singapore (1.172 tấn), Ấn Độ (1.070 tấn) và Hà Lan (696 tấn).

Theo Business Standard