IPC: Báo cáo thị trường hạt tiêu tháng 2/2012

Trong tháng 2/2012, chỉ số giá hạt tiêu IPC giảm 2,6 điểm đối với hạt tiêu đen và 2,5 điểm đối với hạt tiêu trắng.

Chỉ số giá hạt tiêu IPC (giá cơ sở: Trung bình 2006 – 2010)

Tháng

Hạt tiêu đen

Hạt tiêu trắng

T2/2012

221,96

218,72

T1/2012

224,56

221,21

T2/2011

166,24

168

Chỉ số giá tổng hợp hạt tiêu đen giảm nhẹ 1,2% xuống 6.397 USD/tấn, từ mức 6.472 USD/tấn trong tháng 1/2012; trong khi đó, chỉ số giá tổng hợp hạt tiêu trắng giảm 1,1% từ 9.428 USD/tấn trong tháng 1/2012 xuống 9.322 USD/tấn trong tháng 2/2012.

Chỉ số giá tổng hợp hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng (USD/tấn)

Tháng

Hạt tiêu đen

Hạt tiêu trắng

2010

2011

2012

2010

2011

2012

T1

2.973

4.794

6.472

4.432

7.117

9.428

T2

2.965

4.791

6.397

4.412

7.160

9.322

T3

2.894

4.770

4.265

7.230

T4

2.970

5.671

4.352

8.094

T5

3.072

5.866

4.449

8.336

T6

3.281

5.955

4.683

8.174

T7

3.829

6.021

5.432

8.276

T8

3.994

6.322

5.728

8.324

T9

4.016

7.436

5.767

9.568

T10

4.045

7.779

5.886

10.381

T11

4.485

7.142

6.713

10.124

T12

4.584

6.957

6.954

9.747

Giá hạt tiêu FOB trung bình tại Ấn Độ và Indonesia tăng trong suốt tháng 2/2011 nhưng giảm tại Brazil, Malaysia và Việt Nam – nhà sản xuất, xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, dẫn tới giảm chỉ số giá tổng hợp.

Thị trường hạt tiêu đen

Thị trường hạt tiêu đen tháng 2/2012 chứng kiến những diễn biến mới tại Việt Nam, nhà cung cấp chính cho thị trường, khi vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 2/2012. Trong suốt tháng này. Thị trường giao dịch sôi động trở lại, đặc biệt là tại Việt Nam sau kỳ nghỉ lễ năm mới.

Trong nửa đầu tháng 2/2012, thị trường khá trầm lắng, trong khi giao dịch ngày một tăng trong nửa sau của tháng và giá trên các thị trường nội địa cũng tăng ổn định. Sự tăng giá này chủ yếu do nhu cầu thế giới mạnh và nguồn cung trong thời điểm đó vẫn hạn chế, mặc dù mùa thu hoạch tại Ấn Độ và Việt Nam đã bắt đầu.

Tại Ấn Độ, sự cải thiện trên thị trường khá chậm chạp. Giao dịch chỉ tăng nhẹ và một lượng nhỏ hạt tiêu vụ mới bắt đầu xuất hiện trên thị trường địa phương. Sản lượng hạt tiêu Ấn Độ được dự đoán tiếp tục giảm. Xuất khẩu của Ấn Độ trong tháng 1/2012 đạt khoảng 2.800 tấn và tháng 2/2012 đạt khoảng 3.000 tấn. Trong nử đầu tháng 2, giá hạt tiêu đen Malabar giảm so với cuối tháng 1. Sau đó, trong nửa cuối tháng 2, giá tăng mạnh trở lại. Trung bình, giá hạt tiêu tại Ấn Độ tăng 10% và giá FOB tăng 3% trong tháng 2/2012.

Tại Việt Nam, thị trường chỉ sôi động trở lại sau kỳ nghỉ lễ Năm mới vào tháng 1/2012. Nhiều doanh nghiệp cho biết họ đã ký được những hợp đồng xuất khẩu. Tại các thị trường hạt tiêu nội địa, khuynh hướng giá tăng được củng cố. Giá hạt tiêu nội địa tại Việt Nam tăng từ 5.280 USD/tấn trong tuần đầu tháng 2/2012 lên 5.790 USD/tấn trong tuần thứ 4 của tháng. Giá FOB cũng tăng 600 USD/tấn, lên mức 6.750 USD/tấn vào cuối tháng 2/2012. Trung bình, giá hạt tiêu nội địa tại Việt Nam tăng 4% và giá FOB tăng 3%. Do thời tiết bất lợi và mưa kéo dài nên sản lượng hạt tiêu tại Việt Nam có thể thấp hơn dự đoán. Trong hai tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 12 ngàn tấn hạt tiêu, trị giá 82 triệu USD. Trong tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu, 80% là hạt tiêu đen và 20% là hạt tiêu trắng.

Tại Lampung, trong nửa đầu tháng 2, thị trường hạt tiêu trầm lắng và giá khá ổn định. Thị trường cải thiện nhẹ trong nửa sau của tháng, giá tăng cả trên thị trường nội địa và FOB. Trung bình, giá hạt tiêu nội địa tại Lampung tăng 3% và giá FOB tăng 2%. Trong tháng 1/2012, Indonesia đã xuất khẩu 1.137 tấn hạt tiêu đen, trị giá 7,6 triệu USD từ cảng Lampung. Tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu cộng với các cảng khác đạt khoảng 1.300 tấn hạt tiêu đen được xuất khẩu từ Indonesia trong tháng 1/2012. Kim ngạch xuất khẩu tháng 2/2012 ước giảm so với tháng 1 do nguồn dự trữ sẵn có vẫn ở mức rất thấp.

Giá hạt tiêu đen nội địa (USD/tấn)

Ngày

Brazil cổng trại

Malabar UG

Lampung cổng trại

Sarawak loại 1

Việt Nam 500 GL

Sri Lanka

6/1/2012

5.191

4.801

5.460

4.996

5.713

8.581

13/1/2012

5.284

5.785

5.174

5.056

5.410

8.421

20/1/2012

5.337

5.966

5.472

5.102

5.366

7.729

27/1/2012

5.714

6.113

5.449

5.184

5.247

7.385

Trung bình

5.382

5.666

5.389

5.084

5.434

8.029

3/2/2012

5.747

6.094

5.457

5.272

5.281

8.284

10/2/2012

5.839

6.064

5.459

5.318

5.502

8.469

17/2/2012

6.140

6.140

5.540

5.319

5.762

8.394

24/2/2012

6.324

6.539

5.841

5.479

5.970

8.687

Trung bình

6.013

6.209

5.575

5.347

5.629

8.458

Tại Sarawak, giá hạt tiêu nội địa trung bình tăng 5% nhưng giá FOB giảm 2%. Giá nội địa tăng dần theo từng tuần trong khi giá FOB vẫn ở mức 7.500 USD/tấn. Giá tăng nhẹ trong tuần cuối tháng 2/2012. Trong 2 tháng đầu năm 2012, Malaysia xuất khẩu khoảng 700 tấn hạt tiêu đen, chỉ bằng 50% so với lượng xuất khẩu cùng kỳ năm 2011.

Tại Brazil, giá hạt tiêu đen nội địa tăng trong suốt tháng 2/2012, giá FOB cũng tăng trong suốt nửa cuối tháng 2. Trung bình giá hạt tiêu nội địa tăng mạnh 12% trong khi giá FOB lại giảm 2%. Trong tháng 2/2012, Brazil xuất khẩu 1.679 tấn hạt tiêu đen, trị giá 11,8 triệu USD, giảm mạnh 40% so với mức 2.791 tấn, tương đương 13 triệu USD trong tháng 2/2011. Xuất khẩu hạt tiêu razil trong tháng 2/2012 cũng giảm 34% so với tháng 1/2012. Trong hai tháng đầu năm 2012, Brazil xuất khẩu tổng cộng 4.222 tấn hạt tiêu đen, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2011.

Trong khi đó, giá hạt tiêu đen nội địa Sri Lanka tăng trung bình 5% trong tháng 2/2012 so với tháng 1/2012.

Giá hạt tiêu đen FOB (USD/tấn)

Ngày

Brazil Asta

Malabar MG1

Lampung Asta

Sarawak Asta

Việt Nam 550 GL

6/1/2012

6.850

6.206

6.400

7.700

6.950

13/1/2012

6.820

6.063

6.300

7.700

6.650

20/1/2012

6.600

6.225

6.400

7.700

6.210

27/1/2012

6.400

6.317

6.400

7.500

6.100

Trung bình

6.668

6.203

6.375

7.650

6.478

3/2/2012

6.400

6.327

6.400

7.500

6.150

10/2/2012

6.400

6.238

6.400

7.500

6.150

17/2/2012

6.600

6.347

6.450

7.500

6.150

24/2/2012

6.800

6.734

6.740

7.580

6.750

Trung bình

6.550

6.411

6.498

7.520

6.300

Hạt tiêu trắng

Trong tháng 2/2012, giá hạt tiêu trắng nội địa tại Bangka và Việt Nam tăng. Giá FOB trung bình hạt tieu trắng Muntok tăng nhẹ trong khi giá hạt tiêu trắng trung bình từ Việt Nam giảm 2%. Trong tuần cuối tháng 2/2012, giá FOB hạt tiêu trắng Việt Nam tăng 250 USD/tấn lên 9.250 USD/tấn.

Trong 2 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu trắng của Indonesia ước đạt khoảng 1.500 tấn. Trong năm 2011, Indonesia đã xuất khẩu 11.100 tấn hạt tiêu trắng; trong đó, 40% được xuất từ cảng Bangka và phần còn lại được xuất từ cảng Jakarta và các cảng khác.

Giá hạt tiêu trắng nội địa (USD/tấn)

Ngày

Muntok cổng trại

Sarawak loại 1

Việt Nam 630 GL

Trung Quốc FAQ

6/1/2012

8.353

7.902

8.522

9.255

13/1/2012

8.261

7.893

8.438

9.255

20/1/2012

8.317

7.915

8.489

9.220

27/1/2012

8.340

8.053

8.466

9.220

Trung bình

8.318

7.941

8.479

9.238

3/2/2012

8.353

8.155

8.444

9.220

10/2/2012

8.356

6.603

8.684

9.220

17/2/2012

8.421

8.172

8.749

9.220

24/2/2012

8.558

8.284

8.793

9.220

Trung bình

8.422

7.804

8.667

9.220

Tại Malaysia, giá hạt tiêu trắng nội địa Sarawak cũng tăng. Tuy nhiên, giá FOB biến động nhẹ do đồng nội tệ nước này biến động so với đồng USD. Trung bình, giá hạt tiêu trắng nội địa Sarawak tính bằng USD giảm 2% trong khi giá FOB lại duy trì ở mức 10.200 USD/tấn. Tại Hải Nam, giá hạt tiêu trắng nội địa và FOB đề duy trì ổn định.

Giá hạt tiêu trắng FOB (USD/tấn)

Ngày

Muntok FAQ

Sarawak FAQ

Việt Nam 630 GL

Trung Quốc FAQ

6/1/2012

9.400

10.250

9.650

9.455

13/1/2012

9.200

10.250

9.250

9.455

20/1/2012

9.300

10.250

9.050

9.420

27/1/2012

9.300

10.250

9.050

9.420

Trung bình

9.300

10.250

9.250

9.438

3/2/2012

9.300

10.250

9.050

9.420

10/2/2012

9.300

10.200

9.050

9.420

17/2/2012

9.400

10.200

9.050

9.420

24/2/2012

9.600

10.200

9.250

9.420

Trung bình

9.400

10.213

9.100

9.420

Theo IPC

Leave a comment