Trung Quốc: Sản lượng ngô vượt sản lượng lúa

Trong năm 2012, theo Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, sản lượng ngũ cốc của nước này có thể vượt 580 triệu tấn. Đây là năm thứ  9 liên tiếp sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc tăng trưởng dương, và điều thú vị là sản lượng ngô có thể vượt sản lượng lúa, đưa ngô trở thành loại ngũ cốc được sản xuất nhiều nhất tại quốc gia này.

Trong ước tính mới nhất, USDA ước tính sản lượng lúa của Trung Quốc ở mức khoảng 200,7 triệu tấn và sản lượng ngô ở mức 191,8 triệu tấn; tuy nhiên, dữ liệu của Trung Quốc lại cho thấy sản lượng ngô có thể vượt sản lượng lúa.

Tăng nhu cầu đối với ngô và đậu tương một phần xuất phát từ thói quen ăn uống đang thay đổi của người Trung Quốc; theo đó, người Trung Quốc đang ngày càng ăn nhiều thịt hơn, nên nhu cầu thức ăn chăn nuôi cũng tăng lên. Trung Quốc phụ thuộc gần như hoàn toàn nhập khẩu đậu tương để đáp ứng nhu cầu nội địa. Trong khi đó, sản lượng ngô nội địa tăng lên nhưng vẫn phải tăng cường nhâp khẩu ngô do tiêu dùng vượt sản lượng nội địa. Nhu cầu mạnh đối với ngô và đậu tương tại Trung Quốc cũng củng cố thêm sức mạnh cho ngành nông nghiệp tại Mỹ và Nam Mỹ trong những năm gần đây do khu vực này đáp ứng phần lớn nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc đối với các đầu vào thức ăn chăn nuôi như ngô và đậu tương.

Trong khi đó, sản lượng lúa của Trung Quốc hầu như không đổi trong vài thập kỷ qua. Trung Quốc cũng tăng 3 lần kim ngạch nhập khẩu gạo trong vòng 20 năm qua, từ mức khoảng 300 ngàn tấn lên khoảng 1 triệu tấn, không tính đến nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới Việt Nam. Đầu năm 2012, nhu cầu gạo mạnh của thị trường Trung Quốc đẩy giá gạo tại Pakistan và Việt Nam tăng. Các nhà sản xuất gạo Mỹ cũng hy vọng có thể bán gạo cho Trung Quốc nhưng cánh cửa thị trường này vẫn chưa mở cho các nhà xuất khẩu gạo Mỹ.

Theo Oryza

Nhập khẩu cao su của Ấn Độ tăng 9% trong năm tài khóa 2012

Nhập khẩu cao su tự nhiên của Ấn Độ chạm mức cao kỷ lục trong năm tài khóa 2011/12, với kim ngạch 205.050 tấn, so với mức 188.337 tấn trong năm tài khóa 2011, tương đương mức tăng trưởng 9%, theo công bố của Hội đồng Cao su Ấn Độ. Kim ngạch nhập khẩu cao su năm 2009/10 là 176.756 tấn.

Nhập khẩu cao su tự nhiên trong quý 4 năm tài khóa 2011/12 tăng vọt, khiến kim ngạch nhập khẩu của nước này vượt mốc 200 ngàn tấn. Chỉ tính riêng trong tháng 3/2012, Ấn Độ đã nhập khẩu 19.199 tấn cao su tự nhiên, so với mức 5.253 tấn trong cùng kỳ năm 2011.

Nhập khẩu cao su tự nhiên tháng 2/2012 của Ấn Độ đạt 22.924 tấn, so với mức 8.458 tấn trong tháng 1/2011. Trong tháng 1/2012, kim ngạch nhập khẩu cao su tự nhiên của Ấn Độ đạt 26.375 tấn, so với mức 8.163 tấn trong tháng 1/2012.

Tính chung, trong 3 tháng đầu năm 2012, nhập khẩu cao su tự nhiên của Ấn Độ đã đạt 68.498 tấn, so với mức 21.874 tấn trong cùng kỳ năm tài khóa trước. Kim ngạch nhập khẩu tăng vọt chủ yếu là do thuế trên thị trường cao su toàn cầu giảm trong 6 – 7 tháng vừa qua.

Điều đáng chú ý là tính đến tháng 12/2011, tăng trưởng nhập khẩu cao su tự nhiên của Ấn Độ vẫn âm. Số liệu lũy kế kim ngạch nhập khẩu cao su tự nhiên của Ấn Độ từ tháng 4 – 12/2011 đạt 133.693 tấn, so với mức 166.463 tấn trong cùng kỳ năm 2010.

Trong năm tài khóa 2010/11, thâm hụt sản xuất – tiêu dùng cao su tự nhiên của ấn Độ ở mức 66.815 tấn. Tổng sản lượng cao su tự nhiên của Ấn Độ năm 2012 đạt 899.400 tấn, so với mức 861.950 tấn trong năm 2010/11, tương đương mức tăng trưởng 4,3%. Trong khi đó, tăng trưởng tiêu dùng đạt 2% trong cùng kỳ so sánh, từ mức 947.745 tấn lên 966.215 tấn.

Trước đó, Hội đồng Cao su Ấn Độ ước tính chênh lệch sản xuất – tiêu dùng cao su tại nước này trong niên vụ 2011/12 là 75 ngàn tấn. Trong khi các tổ chức ngành cao su đưa ra ước tính thâm hụt lên đến khoảng 140 ngàn tấn. Số liệu của Hội đồng Cao su cho thấy chênh lệch sản xuất – tiêu dùng nội địa thực tế thấp hơn mức ước tính trên.

Xuất khẩu cao su tự nhiên năm tài khóa 2012 cũng giảm, mặc dù trong những tháng đầu năm có khuynh hướng tăng. Tổng kim ngạch xuất khẩu cao su Ấn Độ niên vụ 2011/12 đạt 26.531 tấn, so với mức 29.851 tấn trong năm 2010/11.

Theo các ước tính của Hội đồng cao su Ấn Độ, dự trữ cuối tháng 3/2012 tại nước này đạt 230 ngàn tấn, so với mức 288.300 tấn trong cùng kỳ năm 2011.

Theo Business Standard

ICO: Báo cáo thị trường cà phê tháng 3/2012

Tổng sản lượng cà phê niên vụ 2011/2012 ước tính vào khoảng 131 triệu bao, tương đương với mức giảm 2,4% so với niên vụ 2010/2011. Nguyên nhân chính là do sản lượng giảm tại các khu vực châu Á, châu Đại Dương và Nam Mỹ. Ngoại trừ Brazil có sản lượng giảm theo chu kỳ giảm năng suất của Arabica, suy giảm sản lượng trong niên vụ 2011/2012 là do các yếu tố thời tiết bất lợi tại một số quốc gia xuất khẩu cà phê khác.

Châu Phi

Tại châu Phi, sản lượng cà phê duy trì ở mức tương đối thấp trong suốt 10 năm qua, có thể sẽ gia tăng trong niên vụ 2011/2012 đạt 18,5 triệu bao so với mức 16,1 triệu bao trong niên vụ 2010/2011(+ 14,5% so với niên vụ trước).  Nếu sản lượng thực tế đúng như dự báo, thị phần của châu Phi trong tổng sản lượng cà phê niên vụ 2011/2012 sẽ được nâng lên 14,1% so với mức 12% trong niên vụ trước. Các quốc gia sản xuất cà phê chính trong khu vực châu Phi bao gồm Ethiopia, Uganda, Coote d’Ivoire, Cameroon, Kenya và Tanzania.

Các dự báo chính thức về niên vụ 2011/2012 của Ethiopia là 8,3 triệu bao, tương đương 6,3% tổng sản lượng cà phê thế giới. Mức sản lượng này có vẻ không khớp với tình hình xuất khẩu hiện tại, nhất là khi khối lượng cà phê xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm của niên vụ này chỉ đạt 628.000 bao so với 1,2 triệu bao cùng kỳ niên vụ 2010/2011.  Sản lượng cà phê của Uganda dự kiến sẽ giảm 13,4% xuống còn 2,9 triệu bao so với mức 3,3 triệu bao trong niên vụ 2010/2011.  Tại  Côte d’Ivoire, sản lượng cà phê niên vụ 2011/2012 có thể sẽ tăng đáng kể lên 1,6 triệu bao so với mức 982 nghìn bao trong niên vụ trước, mặc dù đây vẫn là mức sản lượng thấp hơn nhiều so với những năm đầu thập kỷ. Sản lượng của Cameroon ước tính sẽ tăng đáng kể từ mức 608 nghìn bao trong niên vụ 2010/2011 lên trên 1 triệu bao trong niên vụ này.

Sản lượng tại Kenya có thể sẽ tăng từ 658 nghìn bao trong niên vụ 2010/2011 lên 750 nghìn bao trong năm 2011/2012. Trong khi đó, dự báo sản lượng giảm nhẹ tại Tanzania xuống 750 nghìn tấn so với 800 nghìn tấn trong niên vụ 2010/2011.

Sản lượng cà phê tại châu Phi (ngàn bao) trong những năm vừa qua:

Nước

2008

2009

2010

2011

Thay đổi 2010-2011 (%)

Cameroon

750

750

608

1.083

78,2

Côte d’Ivoire

2.397

1.795

982

1.600

62,9

Ethiopia

4.949

6.931

7.500

8.312

10,8

Kenya

541

630

658

750

13,9

Tanzania

1.186

709

800

750

-6,2

Uganda

3.197

2.797

3.290

2.850

-13,4

Khác

2.931

2.220

2.311

3.148

36,2

Châu Phi

15.950

15.830

16.149

18.493

14,5

Châu Á và châu Đại Dương

Sản lượng tại châu Á và châu Đại Dương bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết bất lợi tại một số vùng trồng chính, có tác động tiêu cực đến sản lượng niên vụ 2011/2012. Tổng sản lượng dự kiến vào khoảng 34,1 triệu bao trong niên vụ 2011/2012 so với 36 triệu bao trong niên vụ 2010/2011, giảm 5,2% nhưng vẫn chiếm khoảng 26,1% tổng sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2011/2012. Các quốc gia sản xuất chính bao gồm Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Papua New Guinea và Thái Lan. Sản lượng tại Việt Nam dự kiến sẽ giảm khoảng 10,1% xuống còn 17,5 triệu bao so với 19,5 triệu bao trong niên vụ 2010/2011. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu của quốc gia này trong suốt 5 tháng đầu niên vụ 2011/2012 cho thấy một mức sản lượng cao hơn nhiều. Nếu như dòng xuất khẩu tiếp tục ở tốc độ này trong vài tháng tới, sản lượng của niên vụ 2011/2012 sẽ phải điều chỉnh tăng. Tại Indonesia, vụ thu hoạch 2011/2012 gần như đã kết thúc và sản lượng ước tính vào khoảng 8,3 triệu bao, cho thấy mức sụt giảm 9,6% so với mức 9,1 triệu bao trong niên vụ 2010/2011. Thời tiết bất lợi cũng ảnh hưởng tới niên vụ 2012/2013. Sản lượng tại Ấn Độ có tểh tăng thêm 6% từ mức 5 triệu bao lên 5,3 triệu bao mặc dù chi phí sản xuất cao và thiếu lao động là các hạn chế lớn. Sản lượng tại Papua New Guinea dự kiến sẽ tăng 15% từ mức 870 nghìn bao trong niên vụ 2010/2011 lên 1 triệu bao trong niên vụ 2011/2012. Mức sản lượng kỷ lục của Papua  New Guinea trong 12 năm qua vẫn là 1,3 triệu bao đạt được trong niên vụ 2005/2006. Thái Lan, dù có sản lượng tương đối thấp so với nhu cầu tiêu thụ nội địa, dự kiến sẽ có mức tăng 46,9% và đạt được sản lượng 850 nghìn bao trong niên vụ 2011/2012 so với 579 nghìn bao trong niên vụ 2010/2011. Tiềm năng sản lượng của quốc gia này vẫn còn ở mức thấp.

Sản lượng cà phê tại châu Á và châu Đại dương (ngàn bao) trong những năm vừa qua:

Nước

2008

2009

2010

2011

Thay đổi 2010-2011

Ấn Độ

3.950

4.764

5.033

5.333

6,0

Indonesia

9.612

11.380

9.129

8.250

-9,6

Papua New Guinea

1.028

1.038

870

1.000

15,0

Thái Lan

376

470

579

850

46,9

Việt Nam

18.500

18.200

19.467

17.500

-10,1

Khác

1.261

1.354

924

1.201

30,0

Châu Á&châu Đại dương

34.727

37.206

36.000

34.134

-5,2

Mexico và Trung Mỹ

Thời tiết bất lợi cũng ảnh hưởng tới nhiều nước tại khu vực Mexico và Trung Mỹ nhưng sản lượng dự kiến sẽ chỉ giảm 0,9% trong niên vụ 2011/2012. Nguồn cung bớt báo động trong khu vực chủ yếu sản xuất cà phê Dịu chế biến ướt này chiếm khoảng 14,6% sản lượng thế giới, đã làm dịu áp lực trên thị trường do nó mang lại đảm bảo về một nguồn cung đều đặn. Các quốc gia sản xuất chính bao gồm Mexico, Honduras, Guatemala, Guatemala, Costa Rica, El Salvador và Nicaragua. Sản lượng tại Mexico dự kiến vào khoảng 4,6 triệu bao so với 4,9 triệu bao trong niên vụ 2010/2011, giảm khoảng 5,2%. Trong nhiều năm, sản lượng của Mexico dao động trong khoảng từ 4- 5 triệu bao, ngoại trừ niên vụ 2004/2005 khi nó giảm xuống 3,9 triệu bao. Honduras gần đây đã vượt qua Guatemala trở thành nhà sản xuất lớn thứ hai trong khu vực. Sản lượng của quốc gia này niên vụ 2011/2012 dự kiến sẽ tăng 4% lên 4,5 triệu bao so với 4,3 triệu bao trong niên vụ 2010/2011. Guatemala có thể sản xuất 3,8 triệu bao trong niên vụ 2011/2012, giảm 5,1% so với mức 4 triệu bao trong niên vụ 2010/2011. Sản lượng tại El Salvador bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do thời tiết xấu, mức giảm lên tới 28,5%, từ mức 1,9 triệu bao niên vụ 2010/2011 xuống ước tính khoảng 1,3 triệu bao trong niên vụ 2011/2012. Tại Nicaragua sản lượng dự kiến tăng 16,4% lên mức 2,1 triệu bao trong niên vụ 2011/2012 so với 1,8 triệu bao trong niên vụ 2010/2011. Costa Rica cũng ghi nhận sản lượng tăng từ 1,6 triệu bao trong niên vụ 2010/2011 lên 1,8 triệu bao trong niên vụ 2011/2012, tương đương mức tăng 11,6%.

Sản lượng cà phê tại Mexico và Trung Mỹ (ngàn bao) trong những năm vừa qua:

Nước

2008

2009

2010

2011

Thay đổi 2010-2011(%)

Costa Rica

1.320

1.450

1.588

1.773

11,6

El Salvador

1.450

1.065

1.859

1.330

-28,5

Guatemala

3.785

3.835

3.950

3.750

-5,1

Honduras

3.450

3.575

4.326

4.500

4,0

Mexico

4.651

4.200

4.850

4.600

-5,2

Nicaragua

1.442

1.831

1.804

2.100

16,4

Khác

1.209

899

901

1.060

17,7

Mexico&Trung Mỹ

17.307

16.855

19.278

19.113

-0,9

Nam Mỹ

Tại Nam Mỹ, Brazil. Colombia, Peru và Ecuador là các quốc gia sản xuất cà phê chính trong khu vực này, chiếm tới trên 45% tổng sản lượng cà phê niên vụ 2011/2012. Tại Brazil, niên vụ 2011/2012 là năm thấp trong chu kỳ sản xuất Arabica đã kết thúc với mức sản lượng 43,5 triệu bao, cho thấy mức giảm 5,7% tổng sản lượng toàn vùng. Sản lượng sẽ tăng trong niên vụ 2012/2013 tuy nhiên  theo ước tính chính thức của CONAB, cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về dự báo mùa màng, sản lượng sẽ đạt 50,6 triệu bao, bao gồm 37,7 triệu bao Arabica và 12,9 triệu bao Robusta. Sản lượng của Brazil có đặc điểm là một chu kỳ giữa những năm sản lượng thấp và sản lượng cao luân phiên nhau do cây cà phê cần phải hồi phục lại sau một năm sai quả. Trong niên vụ 2012/2013 bắt đầu từ tháng 4, có thể kỳ vọng sản lượng tăng chắc chắn do cây cà phê đã hồi phục trong suốt niên vụ 2011/2012. Tại Colombia, sản lượng niên vụ 2011/2012 dự kiến duy trì ở mức gần như niên vụ trước, vào khoảng 8,5 triệu bao. Peru dự kiến sẽ có một năm sản lượng cao trong niên vụ 2011/2012 đạt 5,2 triệu bao so với 4 triệu bao trong niên vụ trước đó.  Sản lượng của quốc gia này chiếm khoảng 4% tổng nguồn cung thế giới trong niên vụ 2011/2012, khiến nước này trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Sản lượng của Ecuador dự báo sẽ tăng thêm 2,5% từ 854 nghìn bao trong niên vụ 2010/2011 lên 875 nghìn bao trong niên vụ 2011/2012. Kể từ năm 2000, tổng sản lượng của Ecuador hầu như không vượt qua 1 triệu bao, ngoại từ niên vụ 2005/2006- 2007/2008. Triển vọng tăng sản lượng do đó khá hạn chế.

Sản lượng cà phê tại Nam Mỹ (ngàn bao) trong những năm vừa qua:

Nước

2008

2009

2010

2011

Thay đổi 2010-2011(%)

Brazil

45.992

39.470

48.095

43.484

-9,6

Colombia

8.664

8.098

8.523

8.500

-0,3

Ecuador

691

813

854

875

2,5

Peru

3.872

3.286

3.986

5.200

30,5

Khác

1.090

1.377

1.354

1.171

-13,5

Nam Mỹ

60.309

53.044

62.812

59.230

-5,7

Dự báo chung trong niên vụ 2011/2012, sản lượng sẽ tăng tương ứng khoảng 0,4% và 4,4% đối với cà phê dịu Colombia và cà phê dịu khác.  Sản lượng cà phê tự nhiên Brazil sẽ giảm khoảng 7,5% và sản lượng Robusta giảm 2,4%.

Với niên vụ 2011/2012 đang bắt đầu ở một số quốc gia, Brazil là quốc gia duy nhất có thể khẳng định sản lượng sẽ gia tăng ổn định, trong khi đó thời tiết xấu có thể ảnh hưởng đến Indonesia và Papua New Guinea. Hơn nữa, giá dầu tăng vững đã có tác động trở lại đến giá đầu vào trong khi thu nhập của người sản xuất cà phê lại giảm do giá cà phê trên đà giảm.

Tổng lượng xuất khẩu trong tháng 2/2012 đạt 9,3 triệu bao, tăng 7,6% so với mức 8,7 triệu bao trong tháng 2/2011. Tổng khối lượng xuất khẩu trong 5 tháng đầu niên vụ cà phê 2011/2012 (tháng 10/2011- tháng 2/2012) đạt 41,5 triệu bao, giảm 1,8% so với 42,3 triệu bao cùng kỳ niên vụ trước.

Trong 5 tháng đầu niên vụ 2011/2012, xuất khẩu cà phê dịu Colombia và tự nhiên Brazil đã giảm lần lượt là 19,3% và 14,4% so với cùng kỳ niên vụ trước trong khi đó xuất khẩu  cà phê Dịu khác và Robusta tăng tương ứng là 5,8% và 14,2%. Khối lượng xuất khẩu lũy kế của Ethiopia trong 5 tháng đầu niên vụ 2011/2012 đã giảm 48,1% mặc dù các quan chức của Ethiopia đã dự báo sản lượng kỷ lục trong niên vụ này. Nếu khối lượng xuất khẩu của Ethiopia là đúng thì số liệu về sản lượng cà phê sẽ phải điều chỉnh giảm xuống. Trong tháng 2, Việt Nam ghi nhận lượng xuất khẩu tổng cộng lên tới 2,7 triệu bao so với 2,1 triệu bao của Brazil. Theo diễn biến khối lượng xuất khẩu của Việt Nam, sản lượng của quốc gia này có thể còn cao hơn nhiều so với con số ước tính đã được đưa ra trong niên vụ 2011/2012.

Tồn kho đầu kỳ tại các quốc gia xuất khẩu trong niên vụ 2011/2012 dự kiến vào khoảng 17,4 triệu bao, cho thấy mức giảm nhẹ so với 18,4 triệu bao trong niên vụ trước đó.  Mức tồn kho đầu kỳ trung bình trong 11 niên vụ kể từ 2000/2001 là 36,6 triệu bao. Dự trữ cà phê nhân tại các quốc gia nhập khẩu ước tính vào khoảng 19,1 triệu bao vào cuối tháng 12/2011.

Tiêu dùng thế giới trong năm 2010 đã được điều chỉnh tăng nhẹ lên 135,8 triệu bao, cho thấy mức tăng 2,9% so với năm 2009. Tuy nhiên, quy luật tăng giảm này kể từ năm 2007 cần phải được xem xét một cách thận trọng, do xu hướng trong dài hạn hơn cho thấy xu hướng tăng trong tiêu dùng. Sự phục hồi tiêu dùng thế dới có thể là một sự hỗ trợ đáng kể cho giá cà phê,  ngược lại với lộ trình giảm giá hiện nay.

Tiêu dùng cà phê thế giới (ngàn bao) trong những năm vừa qua:

Nước/Khu vực

2007

2008

2009

2010

Thế giới

129.354

132.987

131894

135844

Các nước xuất khẩu

36.373

38.119

39675

41321

Brazil

16.927

17.526

18.208

18.945

Indonesia

3.208

3.333

3.333

3.333

Ethiopia

2.785

2.933

3.089

3.253

Mexico

2.050

2.200

2.200

2.239

Venezuela

1.534

1.599

1.649

1.650

Việt Nam

938

1.021

1.208

1.583

Ấn Độ

1.438

1.518

1.605

1.713

Colombia

1.400

1.400

1.400

1.400

Philippines

1.060

1.390

1.770

1.973

Khác

5.035

5.199

5214

5.233

Các nước nhập khẩu

92.981

94.868

92.218

94.523

EU

40.670

40.230

39.652

40.779

-Đức

8.627

9.535

8.897

9.292

-Pháp

5.628

5.152

5.677

5.713

5.821

5892

5.806

5.781

-Tây Ban Nha

3.198

3.485

3.352

3.232

-Anh

2.824

3.067

3.220

3.134

-Khác

14.572

13.099

12.700

13.627

Nhật Bản

7.282

7.065

7.130

7.192

Mỹ

21.033

21.652

21.436

21.783

Khác

23.996

25.921

24.000

24.769

Theo ICO

Xuất khẩu đường của Thái Lan, Ấn Độ và Úc dự đoán tăng

Xuất khẩu đường từ Thái Lan, nhà xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới, và Úc, nhà xuất khẩu đường lớn thứ 4 thế giới, dự đoán sẽ tăng xuất khẩu trong niên vụ tới, nhưng không mạnh, khiến thương mại đường thế giới vẫn phải phụ thuộc vào nhà cung cấp Brazil.

Sản lượng đường của Thái Lan dự đoán đạt 10,85 triệu tấn trong niên vụ 2011/12, do diện tích trồng mía tăng khi động lực sản xuất của nông dân đối với mặt hàng này tăng khi so sánh với các mặt hàng khác như tinh bột sắn và ngô, theo USDA.

Vụ nghiền ép mía và sản xuất đường tại Thái Lan, thường diễn ra vào tháng 11 – 5 hàng năm, được hỗ trợ bởi giá đường cao trong niên vụ 2011/12, ở mức 25 – 26 cents/pounds, cao hơn khoảng 10 – 15% so với niên vụ trước, và cao hơn so với mức giá tương lai trên thị trường New York hiện nay. Hơn nữa, chính phủ Thái Lan đã công bố một loạt các hỗ trợ, đảm bảo nông dân sẽ thu được 1.154 Bath/tấn mía, tương đương 37,8 USD/tấn mía, so với mức giá trên thị trường hiện đạt 958 Bath/tấn mía, tương đương 31,4 USD/tấn. Bên cạnh đó, chính phủ còn có các chương trình khác như hỗ trợ vay vốn trị giá 3 tỷ Bath để thu mua mía từ những nhà sản xuất.

Tuy nhiên, theo USDA, xuất khẩu đường của Thái Lan sẽ chỉ tăng trưởng 200 ngàn tấn, lên 6,2 triệu tấn, do nhu cầu nội địa tăng, chiếm tỷ trọng cao hơn trong sản lượng đường niên vụ 2012/13. Tiêu dùng đường nội địa dự đoán tăng gần 8% so phục hồi kinh tế Thái Lan tốt và sau khi lũ lụt làm giảm tiêu dùng công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp đồ uống, trong năm 2011. Tuy nhiên, ngay cả khi chỉ tăng xuất khẩu lên 6,2 triệu tấn cũng đẩy dự trữ đường cuối kỳ tại Thái Lan giảm xuống dưới mức thấp trong vòng 12 năm, đạt khoảng 600 ngàn tấn.

Dự đoán sản xuất đường tại Thái Lan niên vụ 2012/13:

Chỉ tiêu

2012/13

So với 2011/12

Diện tích thu hoạch mía

1,34 triệu ha

+4,7%

Sản lượng mía

105 tấn

+4,8%

Sản lượng đường

10,85 triệu tấn

+4,2%

Xuất khẩu

6,2 triệu tấn

+3,3%

Tiêu dùng nội địa

2,8 triệu tấn

+7,7%

Dự trữ cuối kỳ

568 ngàn tấn

-69%

Trong khi đó, tại Úc, xuất khẩu đường niên vụ 2012/13 sẽ chỉ tăng 150 ngàn tấn, lên 3 triệu tấn, mặc dù sản lượng nội địa tăng mạnh lên 4,5 triệu tấn, mức cao nhất trong vòng 5 năm qua. Khả năng sinh lời được cải thiện và tình hình thời tiết thuận lợi là những nguyên nhân chính dẫn đến tăng sản lượng đường trong niên vụ 2012/13 tại Úc, theo USDA Canberra.

Tuy nhiên, đồng đôla Úc mạnh lên đang là rào cản cho xuất khẩu và khiến dự trữ cuối kỳ tăng lên.

Dự đoán sản xuất đường tại Úc niên vụ 2012/13:

Chỉ tiêu

2012/13

So với 2011/12

Diện tích thu hoạch mía

380 ngàn ha

+3,8%

Sản lượng mía

31 triệu tấn

+10,7%

Sản lượng đường

4,5 triệu tấn

+15,4%

Xuất khẩu

3 triệu tấn

+5,3%

Tiêu dùng nội địa

1,375 triệu tấn

+1,9%

Dự trữ cuối kỳ

363 ngàn tấn

+397%

Tổng mức tăng xuất khẩu dự đoán từ Thái Lan và Úc là 350 ngàn tấn, chỉ là con số nhỏ so với dự đoán xuất khẩu từ Brazil tăng 1 triệu tấn lên 26 triệu tấn trong niên vụ 2012/13, theo Macquarie.

Unica, tổ chức ngành đường chính thống tại Brazil, tuần trước ước tính xuất khẩu đường từ khu vực Trung Nam nước này, chiếm tỷ trọng áp đảo trong cơ cấu xuất khẩu đường Brazil, sẽ tăng 1,9 triệu tấn lên mức 24 triệu tấn trong niên vụ 2012/13.

Trong khi đó, Ấn Độ, nhà xuất khẩu đường lớn thứ 3 thế giới cũng cho biết đang xem xét khả năng tăng hạn ngạch xuất khẩu đường trong năm 2011/12. Đến nay, Ấn Độ đã cho phép xuất khẩu 3 triệu tấn đường.

Những dự đoán này khiến giá đường thô giao tháng 5 giảm 3%, xuống mức 22,34 cents/pound trên thị trường New York trong phiên giao dịch ngày 18/4.

Theo Agrimoney

Giá cao tiếp tục gây thiệt hại cho xuất khẩu gạo Thái Lan

Trung Quốc và một số nhà nhập khẩu gạo khác trên thế giới đang chuyển sang cân nhắc các lựa chọn khác, ngoài Thái Lan. Xuất khẩu gạo của Thái Lan đang thực sự xấu đi do giá cao. Tốc độ xuất khẩu gạo những tháng đầu năm 2012 của nước này chỉ bằng 50% so với năm 2011. Từ đầu năm 2012 đến nay, Thái Lan đã xuất khẩu khoảng 1,8 triệu tấn, so với mức khoảng 3,4 triệu tấn trong năm 2011. Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho rằng giá cao là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này. Giá gạo Thái Lan cao do chính phủ nước này triển khai chương trình thế chấp gạo và các nhà giao dịch không kỳ vọng giá sẽ giảm cho đến giữa năm, khi chương trình này kết thúc vào cuối tháng 6/2012.

Việt Nam, kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ chương trình thé chấp gạo của Thái Lan, đang chào bán gạo với mức giá thấp nhất trên thị trường. Giá lúa nội địa cũng giảm, khiến VFA phải can thiệp, tăng tạm trữ gạo đang dư thừa. Hiện phó Thủ tướng đang yêu cầu Bộ NN&PTNT giám sát hoạt động tạm trữ khoảng 1 triệu tấn gạo trong vụ đông xuân 2011 – 2012, kiểm tra hệ thống kho bãi dự trữ để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho tạm trữ và nhanh chóng tăng cường sức chứa kho bãi.

Trong khi đó, thời tiết có thể dẫn đến một số vấn đề cho sản xuất gạo tại Thái Lan. Cơ quan phòng ngừa thảm họa Thái Lan cho biết 39 tỉnh, chủ yếu là các tỉnh sản xuất nông nghiệp tại miền Bắc và Đông Bắc, đang thiếu nước nghiêm trọng. Tuy nhiên, tại các khu vực khác, mưa lớn đang giảm, khiến các nhà chức trách phải giảm lượng nước trong các hồ đập xuống khoảng 45% đến tháng 5 để cấp nước. Theo cơ quan chức năng Thái Lan, khả năng 50 – 50 là nước này có thể sẽ phải hứng chịu lũ lụt hoặc hạn hán trong năm 2012.

Theo Oryza

Nhập khẩu gạo của Trung Quốc có thể tăng

Giá gạo Trung Quốc đang tăng do sản lượng giảm và dự trữ của chính phủ, làm dấy lên dự báo rằng Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu gạo lên 2 triệu tấn. Nguồn cung gạo của Trung Quốc vài tuần qua giảm dần do tình hình thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến sản xuất tại Quảng Tây, Quý Châu và Vân Nam. Gạo hạt dài, được sản xuất nhiều nhất tại tỉnh Hồ Nam, hiện được chào giá ở mức khoảng 580 USD/tấn, tăng 6 USD/tấn so với mức giá tuần trước. Giá gạo tương lai trong hợp đồng kỳ hạn gần của Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi từ mức khoảng 280 USD/tấn trong năm 2011 lên mức khoảng 400 USD/tấn trong năm 2012.

Trong khi đó, giá gạo Pakistan và Việt Nam trong đầu năm 2012 cũng tăng nhờ nhu cầu từ Trung Quốc hỗ trợ giá; tuy nhiên, những nhà giao dịch giá xuống vẫn lo ngại rằng nhu cầu sẽ yếu dần hoặc tình trạng không đủ container kho chứa tại Việt Nam có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động vận chuyển. Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu 700 ngàn tấn gạo nhưng đến cuối tháng 3, lượng gạo được bốc lên tàu để giao chỉ đạt khoảng 50%. Các nhà xuất khẩu Việt Nam cho biết phía Trung Quốc muốn nhập khẩu gạo bằng containers để dễ dàng phân phối nội địa bằng đường tàu hỏa. Trước đây, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu gạo từ Thái Lan nhưng giá gạo Thái Lan hiện ở mức cao đã khiến Trung Quốc cân nhắc các lựa chọn khác.

Do tiêu dùng gạo của Trung Quốc vẫn tăng nên sản xuất nội địa không theo kịp tốc độ tăng nhu cầu, do nước này cũng đang nỗ lực tăng nguồn cung các loại ngũ cốc khác như ngô, và ước tính sản lượng ngô sẽ vượt sản lượng gạo trong năm nay. Sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc đã tăng 9 năm liên tiếp nhưng diện tích trồng lúa của nước này lại giảm năm thứ 2 liên tiếp. Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực tích trữ gạo để bình ổn giá nhưng giá vẫn tăng trong ngắn hạn, do đó hành động cần thiết là phải tăng động lực sản xuất lúa gạo.

Dự trữ gạo của chính phủ Trung Quốc ước tính đạt khoảng 40 – 47 triệu tấn, lớn hơn nhiều so với mức dự trữ 33 triệu tấn của chính phủ Ấn Độ. Tuy nhiên, một chuyên gia thuộc IGC cho rằng một số ý kiến cho rằng Trung Quốc có thể cần nhập khẩu thêm gạo nhưng nhu cầu phụ thuộc vào liệu nơi nào thâm hụt đạt mức nào, do dự trữ gạo tại Trung Quốc phân bố rải rác trên khắp đất nước và việc vận chuyển gạo từ một địa điểm đến một địa điểm khác không hề dễ dàng.

Theo Oryza

Giá hạt tiêu Ấn Độ lại quay đầu giảm

Thị trường hạt tiêu Ấn Độ phiên giao dịch ngày 18/4 lại quay đầu giảm giá, bất chấp thị trường không có áp lực bán.

Thị trường mở cửa tăng điểm nhẹ do ảnh hưởng bởi khuynh hướng trên thị trường thế giới, nhưng bắt đầu giảm nhẹ khi một số nhà giao dịch nỗ lực đẩy giá xuống. Thực tế, theo các nhà giao dịch, thị trường không có áp lực bán nhưng nhu cầu cũng chưa tăng.

Do yêu cầu ký quỹ chỉ áp dụng cho những người mua đang giữ hợp đồng tương lai, trong khi các nhà giao dịch khác đang nỗ lực thanh khoản hợp đồng và rời bỏ thị trường. Những người mua hạt tiêu trong ngành đang nỗ lực mua trước khi mùa mưa đến.

Giá hạt tiêu giao tháng 4 trên thị trường NCDEX giảm 250 Rs xuống mức 37.450 Rs/tạ. Giá hạt tiêu giao tháng 5 và 6 lần lượt giảm 395 Rs và 460 Rs xuống mức 38.250 Rs/tạ và 38.955 Rs/tạ.

Giá hạt tiêu trên thị trường giao ngay không đổi, duy trì ở mức 36.600 Rs/tạ đối với hạt tiêu chưa loại và 38.100 Rs/tạ đối với hạt tiêu MG1. Tương đương giá hạt tiêu Ấn Độ trên thị trường thế giới ở mức 7.550 – 7.600 USD/tấn (c&f) tại thị trường châu Âu và 7.850 – 7.900 USD/tấn (c&f) tại thị trường Mỹ, vẫn cao hơn so với mức giá chào bán từ các nhà cung cấp khác.

Trên thị trường thế giới, Việt Nam đang chào bán hạt tiêu 500 GL ở mức 6.300 USD/tấn (FOB); 550 GL ở mức 6.600 USD/tấn (FOB) và hạt tiêu Asta ở mức 7.050 USD/tấn (FOB). Giá hạt tiêu trắng chào bán ở mức 9.400 – 9.425 USD/tấn.

Theo The Hindu Business Line

Giá các sản phẩm bơ sữa giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009

Trong phiên đấu giá globalDairyTrade mới nhất, giá các sản phẩm bơ sữa đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009, giảm mạnh nhất là giá phomat dày và sữa bột nguyên kem.

Giá trung bình các sản phẩm bơ sữa giảm 9% so với phiên đấu giá lần trước, mức suy giảm mạnh nhất kể từ phiên đấu giá globalDairyTrade một năm trước đây, đẩy tần suất đấu giá lên hai lần mỗi tháng. Giá các sản phẩm bơ sữa giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2009 trong bối cảnh kinh tế thế giới đang cải thiện tích cực hơn.

Sự suy giảm này phản ánh sản lượng sữa tại các nước xuất khẩu chính, trong đó có New Zealand, tăng mạnh. Tại Mỹ, sản lượng sữa cũng tăng vọt; trong khi sản lượng sữa tại châu Đại dương và EU không biến động mạnh.

Trong khi đó, nhu cầu ổn định, nhưng không có dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng nhu cầu năm 2012 đạt tương đương năm 2011.

Giảm giá các sản phẩm bơ sữa trong phiên đấu giá globalDairyTrade chủ yếu là do giá phomat dày giảm mạnh, với mức giảm 12,1% so với phiên đấu giá trước. Fonterra cũng vừa tăng sản lượng nhiều dòng sản phẩm chào bán tại phiên đấu giá ngày 17/4, trong đó có 20 ngàn tấn sữa bột nguyên kem.

Theo Agrimoney

Sản lượng cacao toàn cầu suy giảm đe dọa ngành sản xuất chocolate toàn cầu

Sản lượng cacao sụt giảm do thời tiết bất lợi và dịch bệnh sẽ khiến nguồn cung cacao toàn cầu tiếp tục gặp thách thức lớn. Nhu cầu cacao dự doán sẽ tăng mỗi năm 1 triệu tấn đến năm 2020, từ mức 3,6 triệu tấn trong năm 2009/10. Chocolate là đồ ăn ngọt được tiêu dùng nhiều nhất trên toàn cầu và ở mọi lứa tuổi.

Theo ông David Guest thuộc University of Sydney, do bất ổn trong sản xuất và sản lượng giảm do những thiệt hại thời tiết, dịch bệnh, các nhà sản xuất chocolate toàn cầu đang lo lắng về khả năng đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Cây cacao là loại cây kén đất và khó trồng, đồng thời chỉ có thể sinh trưởng tại một số khu vực nhất định. Các khu vực này nằm rải rác tại Indonesia, Papua New Guinea, Bougainville,…

Theo ông David, chính phủ và các tổ chức khác cần thực hiện các bước đi cần thiết để đảm bảo rằng nông dân được đào tạo những kỹ thuật hiện đại trong chăm sóc, sản xuất hạt cacao và các biện pháp an toàn tránh vật hại, dịch bệnh đối với cây cacao.

Trong phiên giao dịch này 17/4, tại thị trường Chicago, giá cacao giao tháng 5 được giao dịch ở mức 2,268 USD/pound.

Theo Commodity online

Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam trong quý 1/2012 tăng vọt

Theo VASEP, các nhà xuất khẩu cá ngừ đang khắc phục thành công những rào cản do bất ổn kinh tế và tăng trưởng mạnh trong quý 1/2012, khác với các nhà chế biến tôm và cá tra. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ đạt 101 triệu USD trong quý 1/2012, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2011.

Hơn nữa, mặc dù tháng 2 hàng năm thường là tháng thấp điểm xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 2 lại bất ngờ tăng 65% so với tháng 2/2011 và 16% so với tháng 1/2012. Trong tháng 2/2012, xuất khẩu thủy sản thân mềm tăng trưởng mạnh nhất trong số các nhóm hàng, đạt 88,7%, theo sau là xuất khẩu cá ngừ đạt tăng trưởng 76,7%. Dự báo trong tháng 3 – 4, kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng này sẽ tiếp tục tăng mạnh. Xuất khẩu tôm và cá tra cũng lần lượt tăng 75% và 45,7%.

Trong quý 1/2012, Sudan và Tusinia là những thị trường xuất khẩu cá ngừ tăng trưởng mạnh nhất, đạt 809%. Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Sudan trong tháng 1/2012 đã tăng gấp đôi so với toàn bộ kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này trong năm 2011, qua đó đưa Sudan trở thành 1 trong top 10 nước nhập khẩu cá ngừ hàng đầu của Việt Nam.

Những nhà nhập khẩu cá ngừ lớn khác – gồm EU, Nhật Bản, Thụy Sĩ và Israel – cũng có tăng trưởng ấn tượng, đạt lần lượt 36,7%, 90,6%, 96,6% và 95,6%. Trong các thành viên EU, Đức và Ý là những nhà nhập khẩu cá ngừ Việt Nam lớn nhất. Đức vẫn là nhà nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam thuộc EU, với tăng trưởng 87,8%; trong khi Ý tăng trưởng 153%. Canada cũng tăng mạnh nhập khẩu từ Việt Nam sau khi nước này chuyển từ nhập khẩu cá ngừ chất lượng thấp sang các sản phẩm cá ngừ chất lượng cao. Ngược lại, xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ và Lebanon lần lượt giảm nhẹ 2,9% và 3,6%.

Giải quyết tình trạng thiếu nguyên liệu thô, một phần bằng cách tái tổ chức hoạt động khai thác cá ngừ và thử nghiệm mô hình khai thác mới, đã cho thấy hiệu quả tích cực. Hơn nữa, việc áp dụng mô hình khai thác tàu mẹ – tàu con tại một số tỉnh thành của Việt Nam cũng mang lại kết quả tốt. Trong bối cảnh hiện tại, mô hình liên kết khai thác thủy sản và tiêu dùng được triển khai tại Phú Yên là một phương pháp sản xuất có tính kinh tế, với quy trình khép kín từ khai thác, thu mua và chế biến đến xuất khẩu, qua đó ngư dân tăng được lợi ích kinh tế.

Theo fis.com