USDA: Nhập khẩu gạo của Indonesia đạt 1,2 triệu tấn trong năm 2015/16

Basmati rice 1Sản xuất

La Nina năm 2016/17 diễn ra yếu làm tăng triển vọng sản xuất lúa gạo niên vụ 2015/16 và 2016/17, với lượng mưa tăng giúp tăng sản xuất lúa tại các khu vực tưới bằng nước mưa trong vụ sản xuất thứ 3 của năm 2015/16. Hoạt động xuống vụ đầu tiên niên vụ 2016/17 diễn ra đúng lịch, nhờ lượng mưa dồi dào và hệ thống thủy lợi.

Ngược lại, vụ đầu tiên của niên vụ 2015/16 bị xuống giống trễ do mưa đến muộn. USDA cho biết nông dân tại bờ biển phía Bắc Java đã xuống giống vụ đầu tiên vào cuối tháng 10/2016. Thông thường, các khu vực sản xuất được thủy lợi hóa sẽ được dùng để trồng lúa trong vụ 1 và vụ 2 (tháng 10 – 2 và tháng 3 – 6), vụ sau đó có thể là lúa hoặc các cây tồng khác như ngô, đậu xanh, đậu tương, lạc hoặc khoai tây ngọt (tháng 7 – 10).

Với tình hình mưa thuận lợi trong vụ sản xuất đầu tiên, hoạt động thu hoạch lúa vụ 1 của Indonesia sẽ diễn ra trong tháng 2 – 3/2017, theo ngay sau đó là hoạt động sản xuất lúa vụ 2. Thu hoạch lúa vụ 2 dự kiến diễn ra từ giữa hoặc cuối tháng 6 và tháng 7/2017.

Thương mại

Bulog đã đặt mục tiêu thu mua 3,2 triệu tấn gạo trong niên vụ 2015/16. Thông thường Bulog đạt 60% mục tiêu thu mua ngay trong vụ thu hoạch đầu tiên. Dù vụ đầu tiên của niên vụ 2015/16 thu hoạch trễ, Bulog đã thu mua 2,81 triệu tấn gạo tính đến cuối tháng 11/2016, cao hơn so với mức 1,94 triệu tấn gạo thu mua cùng kỳ năm ngoái.

Bulog được yêu cầu duy trì mức dự trữ tối thiểu cuối kỳ ở mức 2 triệu tấn. Mặc dù mức thu mua thấp hơn mục tiêu và Bulog phải phân bổ một đợt vào tháng 12/2016, mức dự trữ cuối kỳ tối thiểu cho niên vụ 2015/16 có thể đạt được nên đến nay chính phủ Indonesia vẫn chưa cấp quyền cho Bulog nhập khẩu thêm gạo.

Các quy định của Indonesia hạn chế nhập khẩu gạo 1 tháng trước, trong và 2 tháng sau vụ thu hoạch chính. Các quy định của Indonesia chỉ cho phép Bulog nhập khẩu gạo chất lượng trung bình, trong khi các công ty tư nhân có thể nhập khẩu gạo đặc sản (gạo jasmine, gạo basmati, gạo sushi, gạo ăn kiêng và giống, ví dụ). Tuy nhiên, từ cuối năm 2014, MOA đã từ chối cấp phép nhập khẩu gạo japonica, cho rằng gạo japonica có thể được thay thế bằng các loại gạo tương đồng tại Indonesia. Ngày 8/12/2015, MOT đã ban hành quy định 103/2016 về xuất nhập khẩu gạo, theo đó gạo japonica (mã HS 1006.30.99.00) được phép nhập khẩu vào Indonesia và để thi hành quy định này, Bộ Nông nghiệp Indonesia buộc phải ban hành các quy định nhập khẩu.

USDA cho rằng nhập khẩu gạo trong năm 2015/16 của Indonesia sẽ giảm xuống 1,2 triệu tấn so với ước tính 2 triệu tấn trước đó, do sản lượng gạo tăng, lượng gạo nhập khẩu còn lại từ năm 2014/15 và nhu cầu tăng đối với các loại gạo đặc sản. Dù sản lượng gạo niên vụ 2016/17 cũng được dự đoán tăng, USDA cho rằng nhập khẩu gạo của Indonesia sẽ tăng nhẹ lên 1,25 triệu tấn, chủ yếu để bù đắp dự trữ cuối kỳ năm 2015/16 ở mức thấp.

Tiêu dùng

Năm 2015/16, Bulog sẽ phân bổ 2,795 triệu tấn gạo cho 15.530.897 gia đình nghèo theo chương trình Raskin. Mỗi gia đình sẽ nhận được 15 kg gạo/tháng trong vòng 12 tháng ở mức 1.600 Rupiah/kg. Tính đến tháng 11/2016, Bulog đã phân bổ xấp xỉ 2,63 triệu tấn gạo theo chương trình này. Dữ liệu từ năm 2013 từ khảo sát kinh tế quốc gia Indonesia (Susenas) cho thấy tiêu dùng gạo trên đầu người của nước này giảm trung bình 1,62%/năm. Người Indonesia giảm tiêu dùng gạo nhưng tăng tiêu dùng các thực phẩm làm từ bột mỳ như mỳ ăn liền và bánh mỳ. Giá một gói mỳ ăn liền xấp xỉ 0,15 USD. So ới mức giá 0,7 – 0,87 USD/kg gạo. USDA ước tính tiêu dùng gạo của Indonesia năm 2015/16 và 2016/17 sẽ duy trì ở mức 38 triệu tấn, cùng với tăng tiêu dùng thực phẩm từ lúa mỳ.

Dự trữ

USDA dự đoán dự trữ cuối kỳ năm 2015/16 giảm xuống còn 3,511 triệu tấn do nhập khẩu giảm. Dự trữ cuối kỳ năm 2016/17 tiếp tục giảm xuống còn 3,361 triệu tấn do dự trữ đầu kỳ giảm và tiêu dùng suy yếu. USDA nhấn mạnh Indonesia sẽ tăng nhập khẩu gạo để bổ sung vào lượng dự trữ nhưng dự trữ cuối kỳ năm 2016/17 của Indonesia sẽ tiesp tục duy trì ở mức thấp.

Giá

Giá lúa tươi và gạo được cho là sẽ cao hơn mức giá thu mua của chính phủ, dù vụ thu hoạch đang diễn ra. Giá lúa tươi cổng trại của Indonesia tại Java hiện dao động từ 3.650 – 4.500 Rupiah/kg. Giá trung bình gạo chất lượng trung bình tại chợ bán buôn Cipiang hiện ở mức 737 USD/tấn, đã duy trì từ tháng 7/2016 đến nay.

Theo USDA

Leave a comment