EU giảm mạnh nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh

Scallop 2Thị trường nhuyễn thể hai mảnh thế giới chịu ảnh hưởng của biến động tiền tệ, khi đồng Euro giảm giá tương đối so với đồng USD. Các nước EU giảm nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh do bất lợi tỷ giá, đặc biệt là ngành chế biến trai của Tây Ban Nha, khi các nhà chế biến nước này chuyển từ nguồn trai nhập khẩu đắt đỏ sang sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa.

Thị trường trai

Thế giới

Năm 2015, Chile tiếp tục là nước xuất khẩu trai hàng đầu thế giới, với lượng 69.700 tấn, tăng 5.500 tấn, tương đương 8,6% so với năm 2014 nhờ sản xuất nội địa tăng. Theo phó tổng thư ký Nghề cá và Thủy sản Chile, sản lượng trai năm 2015 đạt 283.300 tấn, tăng gần 20% so với năm 2014. Ngược lại, sản lượng trai của New Zealand giảm mạnh trong cùng kỳ so sánh, và xuất khẩu trai môi xanh của nước này đã giảm 15,8%.

Châu Âu

Nhập khẩu trai của EU năm 2015 đạt 200.000 tấn, mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua, giảm 10.000 tấn so với mức trung bình nhập khẩu trong giai đoạn 2010 – 2014.

Pháp, thị trường tiêu thụ trai lớn nhất EU, ghi nhận giảm mạnh nhập khẩu trong năm 2015 so với mức bình quân 56.500 tấn bình quân năm giai đoạn 2010 – 2014. Trong khi đó, Ý, nước nhập khẩu trai lớn thứ 2 EU, lại tăng mạnh nhập khẩu khi lượng tăng đến 28% so với mức bình quân giai đoạn 2010 – 2014. Bồ Đào Nha, mặc dù là thị trường khá nhỏ, cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhập khẩu.

Trong khi đó, các thị trường khác của EU giảm mạnh nhập khẩu trai: Hà Lan -49%, Anh và Đức -19%, Tây Ban Nha và Bỉ -10%. Giảm mạnh nhập khẩu trai tại các nước này được giải thích do kinh tế u ám, giá tăng mạnh từ mức 7,9 Euro/kg năm 2010 lên 14 Euro/kg năm 2015.

Hàu

Năm 2015 là năm đặc biệt thú vị và sôi động trong thương mại hàu quốc tế. Nhập khẩu hàu tại hai thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ và Nhật Bản lần lượt tăng lượng nhập khẩu 15,9% và 49%, do giảm sản lượng nhưng tăng nhu cầu nội địa.

Tại Pháp, một thị trường nhập khẩu quan trọng khác dù chỉ tương đối nhỏ trên thị trường toàn cầu, sản xuất nội địa tăng nhẹ so với năm 2014. Tăng nguồn cung nội địa giúp giá hàu tháng 12/2015 tại thị trường này giảm 5% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong tháng 2/2016, dịch bệnh bùng phát tại các cơ sở nuôi hàu tại Tasmania, dẫn đến chính phủ Úc cấm vận chuyển hàu Thái Bình Dương và cấm nhập khẩu giống. May mắn là loại hàu truyền thống của nước này, Ostrea, không bị ảnh hưởng của loại virus gây bệnh trên.

Theo Hiệp hội thủy sản có vỏ của Anh, doanh số bán hàu tăng trưởng 10% hàng năm. Hiệp hội cho biết hàng năm, sản lượng hàu nội địa là 2.500 tấn.

Sò điệp

Về nguồn cung, sản lượng sò điệp năm 2015 của Chile giảm 30,9% so với năm 2014, xuống còn 2.700 tấn. Peru cũng có năm sản xuất tồi tệ, với xuất khẩu giảm 50% so với năm 2014 xuống còn 6.200 tấn.

Thương mại sò điệp toàn cầu tăng trong năm 2015, chỉ nhờ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Năm 2015, nhập khẩu hàu của Trung Quốc tăng gần gấp đôi so với năm 2014 (90%, tương đương tăng 26.800 tấn), lên 56.400 tấn. Đồng thời, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 7,4%, phản ánh sức mua và nhu cầu bùng nổ của người tiêu dùng nước này với những thực phẩm đắt đỏ, như sò điệp.

Khi loại Trung Quốc ra khỏi bức tranh thương mại sò điệp toàn cầu, nhập khẩu sò điệp thế giới giảm mạnh 9,7%, tương đương 9.500 tấn , trong năm 2015 so với năm 2014. Mỹ, nước nhập khẩu sò điệp lớn thứ hai thế giới, giảm lượng nhập khẩu 16,1% xuống còn 22.400 tấn. Năm 2015, nhập khẩu sò điệp của EU giảm mạnh 27% so với năm 2010 xuống còn 46.400 tấn, mức thấp nhất kể từ năm 2010.

Pháp, thị trường nhập khẩu sò điệp lớn nhất EU, cho biết giảm 16,1% lượng nhập khẩu trong năm 2015 xuống còn 17.000 tấn. Xem xét khuynh hướng nhập khẩu dài hạn của thị trường này, nhập khẩu đã giảm 28% trong năm 2015 so với bình quân giai đoạn 2010 – 2014. Pháp cũng giảm thị phần nhập khẩu trong EU: năm 2010, thị phần nhập khẩu của nước này là 44% tổng nhập khẩu của EU, giảm xuống còn 36% trong năm 2015. Tây Ban Nha, thị trường nhập khẩu sò điệp lớn thứ 2 EU, cũng giảm thị phần.

Sản xuất sò điệp tại Mỹ, một trong những ngành kinh doanh béo bở nhất của ngành thủy sản Mỹ, cũng giảm. Năm 2011, giá trị ngành sò điệp của Mỹ ước tính đạt 600 triệu USD, giảm xuống còn 400 triệu USD trong năm 2014. Một chuyên gia về sò điệp tại NOAA cho rằng giá trị của ngành này sẽ tiếp tục giảm. Bất chấp sự suy giảm này, những dấu hiệu phục hồi rất yếu ớt khi nhiều khả năng các quy định đánh bắt niên vụ 2017/18 sẽ ngặt nghèo hơn. Tuy vậy, tình hình còn nhiều diễn biên skhos đoán.

Theo số liệu sơ bộ, thương mại sò quốc tế không tay đổi nhiều trong năm 2015. Tuy nhiên, tình hình diễn biến khá khác nhau giữa các nước. Nhật Bản tăng mạnh nhập khẩu mặt hàng này

Triển vọng

Trong tháng 3/2016, EU dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu tồn tại gần 20 năm với mặt hàng sò điệp từ Trung Quốc. Lệnh cấm này có hiệu lực từ tháng 7/1997 do phát hiện chất cấm rất độc trong sản phẩm sò điệp từ Trung Quốc. Sò điệp Trung Quốc rất được ưa chuộng tại EU trước lệnh cấm, nên diễn biễn thị trường sò điệp EU sắp tới sẽ có nhiều thú vị. Đến nay, mới chỉ có 1 công ty được phê chuẩn xuất khẩu sang EU nên ảnh hưởng lên thương mại sò điệp quốc tế sẽ còn hạn chế.

Theo FAO

Leave a comment